Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, để tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước về phương diện quản lý hành chính, Đảng và Nhà nước chủ trương hợp nhất các tỉnh nhỏ thành tỉnh lớn trong đó có việc hợp nhất hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An thành tỉnh Nghệ Tĩnh và thành phố Vinh được chọn để xây dựng trở thành trung tâm của tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ đây, lịch sử Hà Tĩnh chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.
Thông báo số 01/TB ngày 02/01/1976 của Thường vụ Hội đồng Chính phủ về tỉnh lỵ của các tỉnh mới hợp nhất, trong đó tỉnh lị của tỉnh Nghệ Tĩnh đặt tại Vinh.
Quyết định số 76 - HĐBT ngày 19/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất, mở rộng quy mô hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Song song với việc mở rộng quy mô hợp tác xã ở Hà Tĩnh trong thời kỳ 1976 - 1980, chính quyền tỉnh đã có chủ trương chuyển dân lên vùng đồi núi để mở rộng diện tích canh tác, quy hoạch lại khu dân cư.
Quyết định số 22 - HĐBT ngày 01/3/1988 về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Nghi Xuân và Tân Kỳ thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.
Quyết định số 72 - HĐBT ngày 23/4/1988 về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã của huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.
Quyết định số 764 - QĐ/UB ngày 24/4/1984 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh về việc phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình Khu di tích lưu niệm cố Tổng bí thư Trần Phú.
Sau hơn 15 năm nhập tỉnh, ngày 12 tháng 8 năm 1991, Nghị quyết Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa VIII quyết định tách trở lại tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cho đến nay tỉnh Hà Tĩnh gồm 1 thành phố Hà Tĩnh, 2 thị xã Hồng Lĩnh, Kì Anh và 10 huyện.
Nghị quyết số 72 - TT/HĐ ngày 21/5/1990 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh về việc kiến nghị Quốc Hội, Hội đồng nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng cho phân vạch lại địa giới Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Quyết định số 127 - HĐBT ngày 16/9/1989 về việc mở rộng thị xã Hà Tĩnh thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.
Sau khi tái lập, tỉnh Hà Tĩnh có 9 đơn vị hành chính (gồm 8 huyện, 1 thị xã(1) với 259 đơn vị hành chính cấp xã), tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Tĩnh. Hội đồng nhân dân tỉnh có 39 đại biểu. Kỳ họp đầu tiên của Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra và thực hiện: kiện toàn tổ chức bộ máy; bầu cử các chức danh chủ chốt của bộ máy chính quyền; ổn định kinh tế - xã hội; phòng, chống lụt bão và thu hoạch vụ mùa... Từ ngày 1/9/1991, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh Hà Tĩnh chính thức đi vào hoạt động. Trong 5 năm 1991-1995, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XIII, với tinh thần tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, cùng với sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Trung ương, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã giành được nhiều thành quả quan trọng.
Nghị định số 101/CP ngày 23/12/1993 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong 5 năm từ 1996-2000, tỉnh Hà Tĩnh đã tạo được sự phát triển tương đối toàn diện và đồng đều trên các lĩnh vực và địa bàn, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng mà Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV đã đề ra.
Nghị định số 63/1999/NĐ-CP ngày 02/8/1999 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thị trấn huyện lỵ các huyện Hương Sơn và Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Quyết định số 120/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ về giao đất để xây dựng trường Trung học Sư phạm Hà Tĩnh tại xã Đại Nài, thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong 10 năm cùng cả nước thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, trước những thời cơ và vận hội mới, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu giành được nhiều kết quả tích cực. Nổi bật là sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2006-2010, Hà Tĩnh đã tập trung mọi nguồn lực, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, đồng thời phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với quá trình đô thị hóa.
Nghị định số 09/2004/NĐ - CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ về việc mở rộng thị xã và thành lập phường thuộc thị xã Hà Tĩnh, giải thể thị trấn nông trường và thành lập xã thuộc các huyện Thạch Hà, Hương Khê, Hương Sơn và Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh.
Bản đồ địa giới hành chính thị trấn Thiên Cầm, Hà Tĩnh, tỉ lệ 1/10.000.
Qua 30 năm tái lập, Đảng bộ Hà Tĩnh đã xác định rõ các định hướng lớn “xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng - an ninh đảm bảo, trở thành một trong những tỉnh phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện toàn bộ đời sống Nhân dân; đến năm 2025, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước”.
Trân trọng kính mời quý độc giả tham quan và khai thác tài liệu về lịch sử hình thành tỉnh Hà Tĩnh qua website chính thức của triển lãm: https://trienlam.hatinh.gov.vn.
Bùi Thị Hoài Thương
Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh