CƠ QUAN LƯU TRỮ

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

banner banner banner banner banner banner banner banner banner banner banner banner banner banner banner banner banner banner
SỐ LIỆU TRUY CẬP:
Tổng truy cập:11333773
Đang truy cập:127
GIỚI THIỆU
Tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ trong mọi thời kỳ

Ngày đăng: 20/03/2023
Công tác văn thư, lưu trữ có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao ‎ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ.
 
     Ngay từ những ngày đầu nước nhà giành được độc lập, Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Thông đạt số 1C/VP ngày 03 tháng 01 năm 1946 về công tác công văn, giấy tờ, trong đó Người đã chỉ rõ "tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia" và đánh giá "tài liệu lưu trữ là tài sản qúy báu, có tác dụng rất lớn trong việc nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh nghiệm, định hướng chương trình kế hoạch công tác và phương châm chính sách về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như khoa học kỹ thuật. Do đó, việc lưu trữ công văn, tài liệu là một công tác hết sức quan trọng".
 
     Tài liệu lưu trữ là di sản văn hóa của dân tộc và là tài sản đặc biệt của quốc gia, chứa đựng những thông tin phong phú, có độ tin cậy cao, phản ánh một cách toàn diện, trung thực mọi mặt của đời sống xã hội, có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và là những bằng chứng lịch sử quý giá chứa đựng những thông tin xác thực về nhiều vấn đề, sự kiện thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phản ánh thành tựu to lớn của Nhân dân các tỉnh qua các thời kỳ, góp phần xác lập, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Những tài liệu này không chỉ có giá trị đặc biệt trong nghiên cứu lịch sử mà còn có giá trị đặc biệt trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
     Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, với những năm tháng kháng chiến gian khổ, ác liệt, tuy nhiên công tác văn thư, lưu trữ vẫn luôn được quan tâm một cách đặc biệt. Ngày 04/9/1962, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102-CP về việc thành lập Cục Lưu trữ trực thuộc Phủ Thủ tướng. Cục Lưu trữ là cơ quan có chức năng giúp nhà nước quản lý tập trung, thống nhất công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ quốc gia trong phạm vi cả nước, thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho nhà nước trong việc ban hành các chế độ, quy định về công tác lưu trữ. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ trong hoạt động của Nhà nước.
 
     Cũng trong tinh thần đó, Ngày 06/6/1967 Ủy ban hành chính tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Chỉ thị khẩn về việc chấn chỉnh công tác văn thư và lưu trữ trong tình hình thời chiến; Chỉ thị khẳng định: “Công tác văn thư lưu trữ có tầm quan trọng đặc biệt đối với lề lối làm việc trong công tác giấy tờ hàng ngày của chúng ta. Từ cách mạng tháng 8 đến nay Trung ương Đảng và Chính phủ đã có nhiều văn bản nói rõ vị trí trọng yếu của công tác văn thư và lưu trữ, đồng thời đã quy định rõ chế độ nguyên tắc về công tác này”. Ngoài ra, Chỉ thị cũng nêu lên các phương hướng, nhiệm vụ và những việc cần làm để thực hiện tốt công tác này.
 
     Có thể khẳng định, công tác văn thư, lưu trữ có vị trí và tầm quan trọng đối với các cơ quan, tổ chức trong mọi thời kỳ.
   
  
 
 
Chỉ thị số 1053/CTLT ngày 06/6/1967 của Ủy ban hành chính tỉnh về việc chấn chỉnh công tác văn thư và lưu trữ trong tình hình thời chiến
   
 
 
Hình ảnh tài liệu lưu trữ được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Hà Tĩnh
 
     Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh giới thiệu đến quý độc giả tài liệu lưu trữ: “Chỉ thị số 1053/CTLT ngày 06/6/1967 của Ủy ban hành chính tỉnh”. Tài liệu thuộc Phông Ủy ban hành chỉnh tỉnh, hiện đang được lưu trữ và bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh, mời quý độc giả đến khai thác./.
 
 
Nguyễn Thị Thái Hòa
Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh
 
 

Ý KIẾN PHẢN HỒI:
Họ tên:
Email:
Địa chỉ:
Nội dung:  
Mã xác nhận:
   
 
TIN MỚI:
- Nhà thiếu nhi Hà Tĩnh, nơi ươm mầm những tài năng trẻ - Định hướng phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng - Hội nghị gặp mặt chia sẻ kinh nghiệm công tác văn thư, lưu trữ 6 tỉnh Bắc Trung Bộ - Đa dạng sinh học - Cơ sở sinh tồn của sự sống - Phong trào “Ao cá Bác Hồ” được phổ biến rộng rãi tại Hà Tĩnh vào cuối những năm 70 - Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh qua tài liệu lưu trữ - Số hóa cuốn nhật ký của liệt sĩ Cao Văn Tuất - Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng - Phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên - Công tác xác nhận Huân, Huy chương Chiến thắng bị thất lạc đảm bảo quyền lợi chính đáng của quân nhân
TIN CÙNG LOẠI:
- Nhà thiếu nhi Hà Tĩnh, nơi ươm mầm những tài năng trẻ - Định hướng phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng - Đa dạng sinh học - Cơ sở sinh tồn của sự sống - Phong trào “Ao cá Bác Hồ” được phổ biến rộng rãi tại Hà Tĩnh vào cuối những năm 70 - Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh qua tài liệu lưu trữ - Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng - Phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên - Công tác xác nhận Huân, Huy chương Chiến thắng bị thất lạc đảm bảo quyền lợi chính đáng của quân nhân - Tạo sức lan tỏa trong hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn - Tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm